PVLC Tuần XVI Thường Niên

Trọng kính Cộng đồng Dân Chúa,

Từ "Đức tin làm nên Phép lạ" (Tuần 14 TN B), "Phép lạ Ơn Cứu Chuộc" (Tuần 15 TN B) đến "Đồng Cỏ... Mâm Cao Cỗ Đầy" (Tuần 16 TN B).

Theo chiều hướng PVLC liên tục 3 tuần liền như thế, chúng ta tiếp tục với toàn bộ PVLC cho Tuần 16 Thường Niên dưới đây:


Tuần XVI Thường Niên

"Đồng cỏ... Mâm cao cỗ đầy": https://youtube.com/live/0JY7w61OKX4

DTCPhanxico-HuanTuTruyenTinCNXVI-B.mp3 / 

https://youtu.be/rX5NfseF9g8

MTN-CNXVI.B.mp3 / https://youtu.be/fkfSY4Lz5T8

Thu.2.XVITN.mp3

 LeThanhMaiDeLien.mp3 (2018) / ThanhMariaMaiDeLien.mp3 (2019) / 

https://youtu.be/vbszlJWJgrw (22/7 - Thứ Hai)

TN-XVIL-3.mp3 (2018) / MTN-XVI.3.mp3 (2021)

 ThanhBrigitta.mp3 / https://youtu.be/S0GJqY2eVcE (23/7 - Thứ Ba)

TN.XVIL-4.mp3

LeThanhGiacobeTien.mp3 / https://youtu.be/DXMBVfWx1DA (25/7 - Thứ Năm)

Thu.6.XVITN.mp3 (2018) / MTN.XVI-6.mp3 (2021)

ThanhGioakim-Anna.mp3 / https://youtu.be/ewzCgcpQn48 (26/5 - Thứ Tư)

DTCPhanxico-BaiGiang-HuanTuTruyenTinNgayTGOngBa-BoLao.mp3 / 

https://youtu.be/gmlkaZlAVKw

Thu.7.XVITN.mp3 (2018) / MTN.XVI-mp3 / DucTinChienThangTheGian.mp3 / https://youtu.be/rpQnvhfujWg (2021)


Suy Nghiệm Lời Chúa

Chủ đề "sự sống" của Mùa Phục Sinh tiếp tục được phản ảnh nơi Phụng Vụ Lời Chúa của Chúa Nhật XVI Thường Niên Năm B hôm nay. 
Trước hết là bài Phúc Âm, một bài Phúc Âm được Thánh Ký Marco thuật lại lời Chúa Giêsu khuyên các tông đồ sau khi các vị "hội lại bên Chúa Giêsu và thuật lại với Người mọi việc các ông đã làm và đã giảng dạy" rằng: "Các con hãy lui vào nơi vắng vẻ mà nghỉ ngơi một chút".

Thế nhưng, lời khuyên của Chúa Giêsu dường như không thể thi hành được, như Phúc Âm cho biết, "vì lúc ấy dân chúng kẻ đến người đi tấp nập, đến nỗi các tông đồ không có thì giờ ăn uống. Vậy các ngài xuống thuyền, chèo tới một nơi vắng vẻ hẻo lánh". 

Tưởng rằng "một nơi vắng vẻ hẻo lánh" có thểgiúp hiện thực lời khuyên của Chúa Giêsu nhờ đó các tông đồ được "nghỉ ngơi một chút" chứ.Ai dè dân chúng rất tinh ý và còn nhanh chân hơn các vị nữa, như Phúc Âm cho thấy: "Thấy các ngài đi, nhiều người hiểu ý, và từ các thành phố, người ta đi bộ kéo đến nơi đó và tới nơi trước các ngài".

Trước tấm lòng nhiệt thành của dân chúng và lòng khao khát của họ nhất định theo Người như thế, Chúa Giêsu đành chào thua, như Phúc Âm thuật lại: "Lúc ra khỏi thuyền, Chúa Giêsu thấy dân chúng thật đông, thì động lòng thương, vì họ như đàn chiên không người chăn, và Người dạy dỗ họ nhiều điều".

Ở đây chúng ta không thấy Thánh ký Marcô thuật lại rằng trong khi "Người dạy dỗ họ nhiều điều" thì các tông đồ cứ việc "nghỉ ngơi một chút" để " giờ ăn uống". Cũng có thể xẩy ra như vậy và cũng có thể không. Chắc là không, vì các tông đồ không thể ngồi ăn với nhau trong khi đó Thày của các vị cũng đói như các vị lại không cùng ăn với các vị. Hay là các tông đồ đã ăn uống trên thuyền trong thời gian bỏ dân chúng mà tìm đến chỗ này.

Tuy nhiên, cũng có thể Chúa Giêsu đã lập lại với các tông đồ câu Người đã nói cùng các vị ở bờ giếng Giacóp khi Người được các vị mời dùng bữa: "Thưa Thày, xin thày dùng một chút" (Gioan 4:31), rằng: "Thày đã có của ăn rồi mà các con không biết... Của ăn của Thày đó là thực hiện ý muốn của Đấng đã sai Thày và hoàn thành công việc của Ngài" (Gioan 4:32,34). 

Đúng thế, Chúa Giêsu đã thực hiện đúng những gì Thánh Kinh dạy cũng là những gì Người đã khẳng định với Satan là tên cám dỗ Người biến đá thành bánh mà ăn rằng: "Con người ta không sống nguyên bởi bánh mà bởi mọi lời từ miệng Thiên Chúa phán ra" (Mathêu 4:4; Đệ Nhị Luật 8:3). Quả thực, sự sống của Chúa Giêsu chính yếu là "ý muốn của Đấng đã sai", hay nói cách khác, cái làm cho Chúa Kitô sống hay lẽ sống của Người đây chính là "hoàn thành công việc của Ngài". 

Mà "ý muốn của Đấng đã sai" Người đây là gì, nếu không phải là phần rỗi các linh hồn, như Người đã xác định một cách minh bạch với dân Do Thái sau khi họ tìm gặp Người vì được Người hóa bánh ra nhiều lần thứ nhất nuôi họ: "Ý muốn của Đấng đã sai Tôi đó là Tôi không được làm mất đi một sự gì Ngài đã trao cho Tôi; trái lại, Tôi phải làm cho nó sống lại trong ngày sau hết"(Gioan 6:39).

Bởi vậy, cho dù có đói bụng, Chúa Giêsu vẫn dư sức để "dạy dỗ họ nhiều điều", nghĩa là dạy dỗ họ một cách lâu dài chứ không mau chóng cho qua để có giờ mà ăn uống. Ở đây chúng ta thấy ưu tiên trước hết và trên hết của Chúa Giêsu đó là dân chúng, thành phần Người được sai đến để tìm kiếm họ và phục vụ họ, nhờ đó, như một vị mục tử của họ, Người có thể dẫn họ về cùng Cha của Người. 

Bản thân và tinh thần của Chúa Giêsu Kitô là Đấng Thiên Sai qua thái độ "thấy dân chúng thật đông thì động lòng thương vì họ như đàn chiên không người chăn, và Người dạy dỗ họ nhiều điều" như là một vị mục tử của dân như thế đã được Bài Đọc 1 hướng tới nơi những lời Chúa phán qua miệng Tiên Tri Giêrêmia sau đây: 

"Này đây, đã tới những ngày Ta gây cho Đavít một mầm giống công chính, mầm giống này sẽ làm vua thống trị, sẽ là người khôn ngoan, thực hiện công lý và đức công bình trên đất nước. Những ngày ấy, Giuđa sẽ được cứu thoát, Israel sẽ được an cư, và chúng sẽ gọi tên Người là 'Chúa công bình của chúng ta'".

Tuy nhiên, thành phần dân chúng được vị Chủ Chiên Giêsu Kitô Thiên Sai này chăn dắt như đàn chiên của Người không phải chỉ riêng dân Do Thái mà bao gồm toàn thể các dân tộc trên thế giới này, những dân tộc cũng được chung hưởng lời hứa với dân Do Thái (xem Khởi Nguyên 22:17-18), nghĩa là bao gồm cả thành phần "những kẻ ở xa", như Bài Đọc 2 nói tới về dự án cứu độ của Thiên Chúa trong Chúa Giêsu Kitô và nhờ Chúa Giêsu Kitô là Con của Ngài, Đấng trở thành điểm hội tụ "bình an" cho cả Dân Do Thái lẫn Các Dân Ngoại: 

"Anh em thân mến, xưa kia anh em là những kẻ ở xa, thì nay trong Đức Giêsu Kitô, anh em đã nên gần nhờ bửu huyết của Người. Chính Người là sự bình an của chúng ta, Người đã làm cho đôi bên nên một, đã phá đổ bức tường ngăn cách, tiêu diệt sự hận thù trong thân xác của Người, tức là bãi bỏ lề luật cũ với những thể lệ để kiến tạo cả hai nên một người mới, đem lại bình an, dùng thập giá giải hoà hai dân tộc trong một thân thể với Thiên Chúa. Nơi Người, mối thù nghịch đã bị tiêu diệt, và Người đã đến loan báo Tin Mừng bình an cho anh em là những kẻ ở xa, và bình an cho những kẻ ở gần. Và chính nhờ Người mà chúng ta đôi bên được đến gần Cha trong cùng một Thần Trí".

Được chăn dắt bởi chính Vị Chủ Chiên là Con Thiên Chúa, Đấng đã "đến cho chiên được sống và được sự sống viên mãn" (Gioan 10:10), mà từng con chiên và cả đoàn chiên của Người mới có những cảm nghiệm thần linh được diễn tả trong Bài Đáp Ca hôm nay: 

1) Chúa chăn nuôi tôi, tôi chẳng thiếu thốn chi; trên đồng cỏ xanh rì, Người thả tôi nằm nghỉ. Tới nguồn nước, chỗ nghỉ ngơi, Người hướng dẫn tôi; tâm hồn tôi, Người lo bồi dưỡng. 

2) Người dẫn tôi qua những con đường đoan chính, sở dĩ vì uy danh Người. (Lạy Chúa,) dù bước đi trong thung lũng tối, con không lo mắc nạn, vì Chúa ở cùng con. Cây roi và cái gậy của Người, đó là điều an ủi lòng con. 

3) Chúa dọn ra cho con mâm cỗ, ngay trước mặt những kẻ đối phương: đầu con thì Chúa xức dầu thơm, chén rượu con đầy tràn chan chứa. 

4) Lòng nhân từ và ân sủng Chúa theo tôi, hết mọi ngày trong đời sống; và trong nhà Chúa, tôi sẽ định cư cho tới thời gian rất ư lâu dài.